• Trang chủ
  • >
  • Loét dạ dày tá tràng: Chia sẻ những bài thuốc gia truyền

Loét dạ dày theo Y học hiện đại

Định nghĩa: Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc bị tổn thương bề mặt vượt quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày. Đây là một bệnh được biết đến từ lâu và khá phổ biến trên thế giới cũng nhu ở Việt Nam. Đây là một vấn đề sức khỏe lớn bởi số lượng bệnh nhân nhiều, tính chất bệnh mạn tính và dễ tái phát, chi phí điều trị cao và có thể gây ra một số biến chứng.

Loét dạ dày là gì

Nguyên nhân loét dạ dày

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng nhưng thực tế có lâm sàng có 3 nguyên nhân chính:

– Loét do Helicobacter pylori (H.P): là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày.

– Các kháng viêm, giảm đau NSAIDs, AINS và Aspirin: thường bị loét cấp tính và nhiều ổ

– Loét do stress

– Một số nguyên nhân khác: Herpes simplex virus, citomegalo virus, điều trị hóa chất, U bài tiết gastrin, suy đa tạng, Crohn,…

Sinh bệnh học

Dạ dày luôn chịu tác động của 2 yếu tố: 

                        Yếu tố tác đông đến dạ dày

– Nhóm yếu tố gây loét:

  • Acid Hcl, pepsin
  • Các yếu tố bên ngoài: thuốc, rượu, HP…
  • Các yếu tố bên trong: Dịch mật, lysolecithin,…

– Nhóm yếu tố bảo vệ tế bào:

  • Lớp chất nhầy và bicacbonat bao phủ trên bề mặt niêm mạc dày còn được gọi là hàng rào bảo vệ thứ nhất.
  • Lớp tế bào biểu mô bề mặt còn được gọi là hàng rào bảo vệ thứ hai.
  • Dòng máu tưới cho lớp niêm mạc dạ dày tá tràng được gọi là hàng rào bảo vệ thứ ba.

       Trong trường hợp hoặc các yếu tố gây loét tăng lên hoặc các yếu tố giảm đi, hậu quả để lại là lớp tế bào biểu mô bị tổn thương. Nếu quá trình phục hồi và tái tạo tế bào biểu mô không đủ để làm lành thì tổn thương cấp tính sẽ hình thành và tiếp theo là sự xuất hiện của các ổ loét.

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

                 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng        

Triệu chứng lâm sàng

Đau bụng vùng  thượng vị

  • Loét tá tràng:  đau lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3h, đau trội lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hòa acid thì đỡ đau nhanh
  • Loét dạ dày: tùy vị trí ổ loét và hướng lan có thể khác nhau thường đau sau ăn vài chục phút đến vài giờ. Đáp ứng với bữa ăn cũng như với thuốc trung hòa acid cũng kém hơn loét hành tá tràng

     Đau âm ỉ, kéo dài hoặc thành từng cơn nhưng có tính chất và chu kì thành từng đợt. Ngoài ra có thể có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn. cảm giác nóng rát, đầy bụng, ợ chua,…

Cận lâm sàng

  • Nội soi dạ dày tá tràng: là phương pháp có giá trị chẩn đoán nhất
  • Chụp dạ dày tá tràng có Barite
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Test xác định H.P: ure test hoặc nuôi cấy, tìm kháng thể khánh H.P trong máu, Test thở C13,C14, tìm kháng nguyên H.P trong phân 
  • Thăm dò acid dịch vị của dạ dày

           Thăm dò acid dịch vị của dạ dày

 

Chẩn đoán

– Chẩn đoán xác định:

  • Triệu chứng lâm sàng
  • Hình ảnh trên Xq
  • Đặc điểm và những tổn thương trên nội soi

Một số biến chứng: xuất huyết tiêu hóa trên, thủng ô loét, ung thư hóa hẹp môn vị,…

Điều trị bệnh dạ dày

  • Các thuốc trung hòa acid dịch vị ( Antacid): Gastropugite, Maalox, Phosphalugel
  • Thuốc ức chế H2: cimetidin, ranitidin, nizatidin, famotidin
  • Thuốc  ức chế bơm Proton: omeprazole, pantoprazole, esomeprazole, lansoprazole, rabeprazole
  • Sucralfat
  • Prostaglandin
  • Các thuốc kháng H.P: Bismusth, các kháng sinh amoxicillin, metronidazol,..

Điều trị kết hợp các loại thuốc tùy vào tình trạng bệnh lý và có chế độ sinh hoạt hợp lý hạn chế rượu bia, cafe, thuốc lá, căng thẳng về tâm lý,…

CÁC BÀI THUỐC GIA TRUYỀN

      Bài thuốc gia truyền dạ dày                                                                                          

Đau dạ dày, đau tức ở vùng thượng vị, táo bón có khi đi lỏng, ăn vào đau, đói cũng đau, có lúc no rất khó chịu, da vàng ăn ngủ kém, loét hành tá tràng.

Bài 1:

Hoàng bá         10g                          Kê nội kim (màng trong mề gà) 20g

Bắc cam thảo   20g                          Mẫu lệ           20g

Bạch cập          20g                          Bạch truật      25g

Sa sâm             20g                           Xuyên tam thất  20g

Sắc thuốc: Nước nhất đổ 3 chén sắc còn nửa chén. Nước nhì cũng vậy

Cách uống: Uống sau bữa ăn 1h, mỗi ngày 1 thang hoặc có thể nhân hàm lượng lên 5 lần, tán bột bỏ lọ uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2 thìa cafe vừa đầy.

            

Cao lương khương dạ dày
Cao lương khương

 

Bài 2:

Hương phụ      50g                                  Lá khoai                 15g

Bạch cập         50g                                   Xuyên tam thất      100g

Cách uống: Uống trước bữa ăn, uống xong ăn ngay, sắc uống hằng ngày hoặc nhân hàm lượng lên 5 lần tán bột, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2 thìa cafe.

Bài 3:

Lá khoai                      20g

Nghệ bột đỏ                20g

Bồ công anh                20g

Xuyên tam thất           20g

Thổ phục linh             10g

Bạch cặp                     20g

Bắc cam thảo              20g

Kê nội kim                  20g

Sắc thuốc: nước nhất sắc 2 chén rưỡi còn nửa chén, nước nhì cũng vậy

Tán bột: nhân hàm lượng lên 6 lần tán bột uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 2 thìa cafe vừa đủ, uống trước bữa ăn, uống xong ăn ngay.

Kiêng kị: không ăn mỡ, ăn cay, không hút thuốc uống rượu, không ăn đồ khó tiêu, phải xoa bóp bụng kĩ và đi bộ rất tốt.

 

Bài 4:

Nước tiểu vàng, da vàng, mắt vàng, đại tiện táo bón, ăn khó tiêu, bụng đau lâm râm cả ngày cả đêm

Nhân trần        20g                                      Sinh địa          25g

Sài hồ              20g                                      Chi tử             15g

Ý dĩ                 20g                                      Sa sâm            20g

Diệp hạ châu ( Cây chó đẻ)     320g

Sắc thuốc: Nước nhất sắc 2 chén rưỡi còn ¼  chén. Nước nhì cũng vậy

Mỗi lần uống từ 3-5 thang như vậy

Bài 5:

Lá và dây xi măng ( dây gium)

Lá và dây dạ cẩm 

Cách chế, cách dùng: Mỗi loại 6 nắm tay mang về rửa sạch, thái nhỏ, phơi nắng, nấu uống thay nước uống hằng ngày.

Kiêng kị: Không ăn cá chép, măng, trâu trắng, bò đen, thịt chó, mắm tôm, ớt, mẻ.

Bài 6:

Hương phụ ( củ gấu): phơi khô bỏ vào cối giã cho hết vỏ đen, tẩm bằng dấm mẻ 1 đêm, rang vàng, tán thành bột, rây để riêng (3 lạng).

Lương khương ( củ riềng): thái mỏng rồi phơi khô, sao rượu 7 lần, tán thành bột rây để riêng (3 lạng).

Lương khương dạ dày
Lương khương

Cách uống: Mỗi ngày 2 lần, uống vào 8h sáng và 16h chiều với nước ấm

Nếu hàn thì uống 1 phần hương phụ, 2 phần lương khương

Nếu nhiệt thì uống 2 phần hương phụ, 1 phần lương khương

Kiêng kị: kiêng đồ cứng rắn, ăn cháo thường xuyên

 

Bài 7:

Cây lá khôi nhung                                Cây khổ sâm

Cây máu chó                                        Cây hoàng đằng

Cây hoàng bá                                       Nam mộc hương

Cách chế, cách dùng: mỗi loại 1 nắm mang băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, nấu uống thay nước chè, uống thường xuyên.

Kiêng kị: thịt chó, bò đen, mắm tôm, mẻ, các loại chua,

 

Bài 8

Lá khôi nhung                                            Lá khôi bưng

Lá khô cơm                                                Lá khổ sâm

Lá bồ công anh                                           Cò kèo ( xạ can)

Đậu ván tía

Cách chế, cách dùng:

Nếu đau mạnh, bị thổ mửa thì lấy các lá vò với nước uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 bát

Nếu đau kinh niên, lúc đau lúc không thì đem các vị trên băm phơi khô sắc uống hàng ngày ( cả đêm) thay nước chè và thêm vào: Chàm gi cây không ( cây vả) và giây khôi cuốn trên núi 

Kiêng kị: Không được ăn lươn, trạch, cua, ốc, không ăn mặn.

 

Bài 9:

Củ nghệ vàng                             2 kg

Ngải cứu                                     0.5kg

Sa nhân                                       0.1 kg

Trần bì ( vỏ quýt)                        0.2 kg

Cao lương khương ( củ riềng gió)  0.5 kg

Cách chế, cách dùng: Các vị phơi khô, sao vàng, tán bột dùng mật ong và hồ làm viên to bằng hạt ngô, phơi khô cho vào lọ kín. Ngày uống 30 viên chia 3 lần, mỗi lần 10 viên chiêu với nước chè vối.

Kiêng kị: Thịt vịt, ốc, ếch và thức ăn lâu tiêu. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *