• Trang chủ
  • >
  • Nấc cụt là gì: Tìm Hiểu nguyên nhân, mẹo chữa bệnh

1. Khái niệm nấc cụt

Nấc cụt xảy ra do sự co thắt đột ngột cơ hoành, không thể tự khống chế được. Một đợt nấc cụt chỉ diễn ra vài phút,  cũng có thể kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí hàng năm. Nấc cụt trong thời gian ngắn thường là nấc cụt sinh lý, nếu kéo dài trên 48h hoặc tái phát theo chu kỳ thường do bệnh lý gây nên.

Người bị nấc cụt không thể tự khống chế được

2. Nguyên nhân nấc cụt

Các nguyên nhân thường gặp gây nên cơn nấc cụt:

  •  Ăn uống: Ăn quá nhanh, quá no, ăn nhiều đồ sống lạnh, ăn nhiều chất cay nóng, uống rượu, đồ ăn khó tiêu.
  • Căng thẳng thần kinh, lo lắng, xúc động, cáu giận.
  • Ngoài ra, các chứng bệnh có thể làm co thắt cơ hoành gây nên nấc cụt như hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xơ gan giai đoạn cuối, đột quỵ não, hội chứng tăng ure máu, sau phẫu thuật dạ dày- thực quản…
  • Một số thuốc thuộc nhóm corticosteriod (prednisolone), benzodiazepine (diazepam), thuốc điều trị parkinson, các hoá chất chống ung thư, kháng sinh (như nhóm macrolid, fluoroquinolon), thuốc trợ tim (digoxin) và một số dẫn xuất thuốc phiện cũng có thể là nguyên nhân gây nên nấc cụt.
Ăn quá no hoặc căng thẳng thần kinh sẽ gây ra nấc cụt

3. Chữa nấc cụt bằng mẹo như thế nào?

– Trong dân gian, có rất nhiều mẹo nhỏ thường được áp dụng để ngăn chặn cơn nấc mà rất hiệu quả như:

  • Uống nước : Uống từng ngụm nước nhỏ liên tục thật chậm và bịt mũi khi nuốt.
  • Bịt 2 tai: Bịt tai trong vòng 5 phút. Khi bịt hai tai tác dụng làm kích thích các nhánh của dây thần kinh phế vị tạo cung phản xạ mới từ đó làm ngừng cơn nấc.
  • Ấn vào lòng bàn tay: Dùng ngón tay cái ấn mạnh lên lòng bàn tay còn lại và cố gắng dùng sức ấn thật mạnh. Cách làm này sẽ làm phân tâm và tác động lên hệ thần kinh, giúp ngăn chặn tình trạng nấc cụt hiệu quả.
  • Ngoáy mũi gây hắt hơi
  • Uống 1 cốc nước ấm pha 1 thìa mật ong
  • Hít thở sâu và nín thở (thao tác valsalva): Hít sâu và giữ hơi thở càng lâu càng tốt, sau đó thở ra bằng miệng nhẹ nhàng, làm lại nhiều lần cho đến khi hết nấc. Khi thở sâu làm cho cơ hoành bị căng cứng, không co lại được, vì vậy đây là 1 phương pháp rất hiệu quả.

– Nếu cơn nấc của bạn kéo dài, liên tục có thể là bạn đang gặp vấn đề về bệnh lý, bạn nên đến thăm khám thầy thuốc để có phương pháp điều trị phù hợp.

– Trong y học hiện đại, có rất nhiều loại thuốc giúp giảm triệu chứng nấc theo những cơ chế khác nhau như :

  • Baclofen: Đây là một trong những thuốc hiệu quả nhất trong điều trị các trường hợp nấc mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau như các bệnh lý ở dạ dày – thực quản, tổn thương não hoặc nấc vô căn, các trường hợp không đáp ứng với nhiều loại thuốc khác.
  • Các thuốc nhóm liệt thần, PPI..

Điều trị nấc cụt theo y học cổ truyền cũng rất hiệu quả. Các huyệt thường dùng châm cứu điều trị chứng ách nghịch (nấc cụt) trong y học cổ truyền: Khai tứ quan ( Hợp Cốc và Thái Xung 2 bên) , Thiên Đột, Nhân Trung, Toản Trúc, Nội Quan, Trung Khôi, Đản Trung.

– Tùy theo thể bệnh của từng người mà thầy thuốc có thể gia giảm thêm các huyệt khác như: Túc Tam Lý, Quan Nguyên, Khí Hải, Phế Du, Vị Du, Cách Du ….

– Người bệnh có thể tự day, ấn các huyệt trên 2-3 lần/ngày để tăng hiệu quả điều trị.

Các cách day huyệt nhằm điều trị nấc cụt

Mặc dù nấc không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đem lại khá nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Những trường hợp nấc kéo dài thường làm cho người bệnh bị mệt mỏi, mất ngủ, mất nước và kiềm hô hấp do tăng thông khí. Vì vậy chúng ta cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp nấc liên tục kéo dài do bệnh lý gây ra.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *